Quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng

Nồi hấp tiệt trùng là một trong những thiết bị không thể thiếu trong lĩnh vực y tế. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc khử trùng các dụng cụ y tế, nhằm ngăn ngừa nhiễm khuẩn và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Do vậy, quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng phải được thực hiện đúng chuẩn để đảm bảo hiệu quả tối ưu và an toàn. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về quy trình vận hành nồi hấp tiệt trùng, vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên lý hoạt động của nồi hấp tiệt trùng

Trước khi tìm hiểu về quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng, cần hiểu được nguyên lý hoạt động của thiết bị này. Nồi hấp tiệt trùng hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng hơi nước ở nhiệt độ và áp suất cao để tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm,… Quá trình tiệt trùng diễn ra khi hơi nước được tạo ra từ nước được đun sôi trong nồi hấp, sau đó được dẫn vào khoang hấp. Khi đạt đến nhiệt độ tối ưu, khoảng 121°C đến 134°C và áp suất từ 1,0 đến 2,0 bar, hơi nước sẽ làm mất hoạt tính của các sinh vật gây bệnh.

Nhiệt độ và áp suất cao không chỉ giúp tiêu diệt vi sinh vật mà còn tạo điều kiện cho việc thâm nhập của hơi nước vào các dụng cụ và vật liệu cần tiệt trùng, đảm bảo hiệu quả tối ưu. Thời gian tiệt trùng thường kéo dài từ 15 đến 30 phút, tùy thuộc vào loại vật liệu và nồi hấp được sử dụng.

Nguyên lý hoạt động của nồi hấp tiệt trùng

2. Quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng đúng chuẩn, hiệu quả

Để đảm bảo hiệu quả tiệt trùng tối ưu, quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng cần được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng

Bước 1: Kiểm tra thiết bị và vật liệu hấp

Trước khi tiến hành tiệt trùng, cần thực hiện kiểm tra tổng quát nồi hấp tiệt trùng. Các tiêu chí cần kiểm tra gồm:

  • Kiểm tra các thông số kỹ thuật: Đảm bảo nồi hấp hoạt động bình thường và không có dấu hiệu hư hỏng. Kiểm tra van an toàn, đồng hồ đo áp suất, và cảm biến nhiệt độ.
  • Kiểm tra chất lượng nước: Sử dụng nước cất hoặc nước deionized để đảm bảo không có tạp chất ảnh hưởng đến quá trình tiệt trùng.
  • Kiểm tra vật liệu hấp: Chỉ sử dụng các dụng cụ và vật liệu đã được chỉ định cho quy trình tiệt trùng. Các vật liệu như nhựa mềm hoặc kim loại không chịu nhiệt không nên được hấp. Tất cả các dụng cụ nên được rửa sạch và khô trước khi đưa vào nồi hấp.

Bước 2: Đặt vật liệu vào nồi hấp tiệt trùng

Bước thứ hai trong quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng là đặt các thiết bị và vật liệu vào trong nồi hấp. Cần chú ý những điều sau:

  • Sắp xếp hợp lý: Đặt vật liệu theo cách mà hơi nước có thể lưu thông tự do xung quanh tất cả các dụng cụ. Không nên chồng chất các vật liệu lên nhau, có thể dẫn đến việc không đủ hơi nước tiếp xúc với bề mặt cần tiệt trùng.
  • Sử dụng khay hấp: Nếu có thể, sử dụng khay hấp để ngăn cách các vật liệu và giúp cho việc thu gom dễ dàng hơn sau khi tiệt trùng.

Bước 3: Cài đặt các thông số quan trọng

Để quy trình tiệt trùng diễn ra hiệu quả, việc cài đặt các thông số như nhiệt độ, áp suất và thời gian là cực kỳ quan trọng. Cần thực hiện các bước sau:

  • Đặt nhiệt độ: Nhiệt độ tiệt trùng thường được cài đặt ở mức 121°C hoặc 134°C. Tùy thuộc vào loại vật liệu mà có thể chọn mức nhiệt độ phù hợp.
  • Đặt áp suất: Đảm bảo áp suất trong nồi đạt từ 1,0 đến 2,0 bar.
  • Đặt thời gian: Thời gian tiệt trùng tối thiểu là 15 phút đối với nhiệt độ 121°C và 10 phút với 134°C. Thời gian có thể thay đổi tùy thuộc vào khối lượng và loại vật liệu.

Bước 4: Vận hành nồi hấp tiệt trùng

Sau khi đã cài đặt các thông số cần thiết, nhân viên y tế sẽ bắt đầu vận hành nồi hấp:

  • Khởi động nồi hấp: Nhấn nút khởi động và theo dõi các thông số trên màn hình hiển thị để đảm bảo nồi hấp hoạt động bình thường.
  • Theo dõi quá trình tiệt trùng: Theo dõi nhiệt độ và áp suất trong suốt quá trình tiệt trùng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần tạm dừng quy trình hấp và kiểm tra thiết bị.

Bước 5: Tháo dỡ vật liệu được tiệt trùng khỏi nồi đúng cách

Bước cuối cùng trong quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng là tiến hành tháo dỡ vật liệu một cách cẩn thận:

  • Chờ cho nồi hấp hạ nhiệt: Trước khi mở nồi, hãy chờ cho áp suất trong nồi trở về mức bình thường và nhiệt độ giảm xuống an toàn để tránh bỏng.
  • Sử dụng găng tay bảo hộ: Khi tháo dỡ các vật liệu, cần sử dụng găng tay bảo hộ để bảo vệ tay khỏi nhiệt độ cao và các vật liệu có thể gây tổn thương da.
  • Kiểm tra vật liệu: Kiểm tra lại vật liệu để đảm bảo rằng chúng đã được tiệt trùng hoàn toàn và không có dấu hiệu hư hỏng trước khi sử dụng.

3. Lưu ý khi sử dụng nồi hấp tiệt trùng

Việc sử dụng nồi hấp tiệt trùng không chỉ đơn thuần là thực hiện theo quy trình mà còn cần chú ý đến một số điểm sau:

  • Lưu ý về vật liệu được sử dụng: Các vật dụng nuôi cấy mô, dụng cụ phẫu thuật, đồ thủy tinh, đồ ống pipet, dung môi, polypropylene, thép không gỉ,… là các vật liệu được sử dụng trong nồi hấp tiệt trùng
  • Bảo hộ đầy đủ: Hơi nóng ở nhiệt độ cao trong máy tiệt trùng có thấy gây tổn thương cho người vận hành, chính vì vậy cần đảm bảo an toàn bằng cách mặc đồ bảo hộ đầy đủ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nồi hấp tiệt trùng.
  • Đào tạo nhân viên: Nhân viên vận hành nồi hấp cần được đào tạo về các thông số, nguyên lý nồi hấp tiệt trùng, cách dùng nồi hấp tiệt trùng,... để thực hiện quy trình tiệt trùng một cách an toàn và hiệu quả.
  • Bảo trì định kỳ: Nồi hấp cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả cũng như thay thế các bộ phận hư hỏng nếu cần.

Trên đây là toàn bộ quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng mà Bảo Minh Medical cung cấp. Việc nắm vững quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế mà còn đảm bảo an toàn và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Nếu bạn có nhu cầu mua nồi hấp tiệt trùng hoặc còn điều gì thắc mắc về quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng thì hãy liên hệ ngay với Bảo Minh Medical để được hỗ trợ và tư vấn.

Tìm hiểu thêm về bài viết: Kiểm định nồi hấp tiệt trùng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

wechat
wechat
Messenger