Máy theo dõi bệnh nhân

Hiển thị tất cả 5 kết quả

Máy theo dõi bệnh nhân (hay còn gọi là patient monitor) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi sức cấp cứu và chăm sóc đặc biệt dành cho bệnh nhân. Vậy máy Monitor là gì? Công dụng và cách sử dụng cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây, Bảo Minh Medical sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc, cùng theo dõi nhé!

Máy theo dõi bệnh nhân
Máy theo dõi bệnh nhân

1. Tìm hiểu về máy monitor theo dõi bệnh nhân

Máy theo dõi bệnh nhân, hay còn gọi là máy monitor, là một thiết bị y tế chuyên dụng ở các khoa cấp cứu, gây mê hồi sức và chăm sóc đặc biệt. Máy có chức năng phân tích và theo dõi các chỉ số sinh tồn của người bệnh như: nhịp tim, huyết áp, độ bão hòa oxy trong máu (SpO2), nhịp thở, nhiệt độ cơ thể và nhiều thông số khác tuỳ thuộc vào từng loại máy. 

Với khả năng cung cấp các thông số và hệ thống cảnh báo một cách liên tục, máy monitor theo dõi bệnh nhân giúp các bác sĩ có cái nhìn toàn diện và chính xác về tình trạng của người bệnh, từ đó đưa ra các phương án điều trị thích hợp.

2. Công dụng của máy theo dõi bệnh nhân

Máy theo dõi bệnh nhân chủ yếu sử dụng trong bệnh viện, phòng khám hoặc tại nhà người bệnh, đặc biệt là các trường hợp mãn tính và có nguy cơ gặp biến chứng. Một số công dụng nổi bật của máy monitor như:

Công dụng của máy theo dõi bệnh nhân
Công dụng của máy theo dõi bệnh nhân

Đánh giá sức khỏe người bệnh một cách toàn diện

Máy liên tục thu thập các dữ liệu về nhịp tim, huyết áp, độ bão hòa oxy và nhịp thở của bệnh nhân. Qua đó giúp các bác sĩ có thể theo dõi những thay đổi trong tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ngay lập tức và đưa ra các can thiệp kịp thời.

Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường 

Các máy theo dõi bệnh nhân thường được trang bị hệ thống báo động khi một trong các chỉ số sinh lý của bệnh nhân vượt ngưỡng an toàn. Điều này cho phép bác sĩ phản ứng nhanh chóng trước các tình huống nguy hiểm như tụt huyết áp, loạn nhịp tim, hoặc suy giảm oxy máu.

Hỗ trợ trong các ca phẫu thuật và hồi sức

Trong các ca phẫu thuật phức tạp hay giai đoạn hồi sức sau phẫu thuật, việc theo dõi sát sao các chỉ số của bệnh nhân là vô cùng quan trọng. Máy theo dõi bệnh nhân giúp đảm bảo rằng mọi thông số của bệnh nhân đều nằm trong giới hạn an toàn. Đồng thời giúp đội ngũ y tế có thể can thiệp ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Giảm thiểu sai sót y tế

Việc sử dụng máy theo dõi giúp giảm thiểu các sai sót trong quá trình giám sát bệnh nhân. Thay vì phải theo dõi thủ công các chỉ số sức khỏe, patient monitor cung cấp các kết quả chính xác và liên tục, giúp tăng cường độ tin cậy trong việc chăm sóc bệnh nhân.

3. Các loại máy theo dõi bệnh nhân thông dụng

Căn cứ vào các các chỉ số trên máy theo dõi bệnh nhân, thì loại máy này được phân loại khá đa dạng, từ 3- 5 thông số đến hơn 12 thông số.

Máy theo dõi bệnh nhân

Các thông số trên monitor theo dõi bệnh nhân

Các các thông số trên máy theo dõi bệnh nhân giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quát về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Hiểu rõ các thông số từ cơ bản đến nâng cấp sẽ giúp bạn biết cách xem máy theo dõi bệnh nhân và đảm bảo việc sử dụng thiết bị hiệu quả hơn.

  • ECG (Electrocardiogram – Chỉ số điện tim): Đây là thông số quan trọng nhất, nó giúp phát hiện nhanh các bất thường về nhịp tim như nhịp nhanh, nhịp chậm, loạn nhịp, và các bệnh lý về tim mạch.
  • RESP (Respiration Rate – Nhịp thở): Monitor theo dõi nhịp thở của bệnh nhân, giúp phát hiện tình trạng suy hô hấp hoặc các rối loạn hô hấp kịp thời.
  • NIBP (Non-invasive blood pressure monitor – Đo huyết áp không xâm lấn): Huyết áp là thông số quan trọng để theo dõi tuần hoàn và kịp thời xử lý trước nguy cơ bị tụt hay tăng huyết áp. Đây là phương pháp đo huyết áp không xâm lấn, không gây đau hoặc khó chịu cho bệnh nhân. 
  • SPO2 (Saturation of peripheral oxygen – Nồng độ oxy bão hòa trong máu): SPO2 đo lượng oxy trong máu và cảnh báo ngay khi mức oxy giảm dưới ngưỡng an toàn. Thông số này hỗ trợ trong việc giám sát bệnh nhân bị suy hô hấp hoặc bệnh lý phổi.
  • TEMP (Temperature – Nhiệt độ cơ thể): Theo dõi nhiệt độ cơ thể là yếu tố không thể thiếu để phát hiện sốt hoặc hạ thân nhiệt trong trường hợp nhiễm trùng hoặc các vấn đề ảnh hưởng khác.

Ngoài các thông số cơ bản, một số máy monitor hiện đại còn được tích hợp thêm các thông số nâng cấp như:

  • EtCO2 (End-tidal Carbon Dioxide – Nồng độ CO2 cuối kỳ thở ra): Được sử dụng trong các ca gây mê, theo dõi EtCO2 giúp đánh giá tình trạng thông khí và phát hiện sớm các rối loạn hô hấp hoặc ngừng thở.
  • IBP (Invasive Blood Pressure – Đo huyết áp xâm lấn): Phương pháp này được sử dụng trong các tình huống cấp cứu hoặc phẫu thuật, cho phép đo huyết áp chính xác hơn thông qua một đường động mạch.
  • CO (Cardiac Output – Cung lượng tim): Đo lường lượng máu mà tim bơm ra trong một khoảng thời gian nhất định, giúp đánh giá hiệu suất của tim và tình trạng tuần hoàn.
  • SvO2 (Mixed Venous Oxygen Saturation – Độ bão hoà oxy trung tâm): SvO2 phản ánh tổng hợp lượng oxy mà các mô trong cơ thể đã sử dụng. Cần theo dõi trong các tình huống như sốc, suy tim hay cấp cứu. 
  • ScvO2 (Central Venous Oxygen Saturation – Nồng độ oxy trong máu tĩnh mạch trung tâm): ScvO2 thường được lấy từ tĩnh mạch chủ trên, chủ yếu đo oxy hóa máu từ phần trên cơ thể (đầu và phần thân trên) bệnh nhân.
  • Multigas Analysis (Phân tích khí hỗn hợp): Là quá trình đo lường nhiều loại khí khác nhau trong hệ hô hấp như O₂ (Oxygen), CO₂ (Carbon Dioxide), N₂O (Nitrous Oxide),.. Thông số này rất quan trọng trong phẫu thuật, gây mê, và chăm sóc tích cực để đánh giá hô hấp và trao đổi khí. 
  • BISx (Bispectral index – Chỉ số lưỡng phổ): BIS phân tích hoạt động điện não (EEG) và cung cấp chỉ số để theo dõi mức độ tỉnh táo của bệnh nhân trong quá trình gây mê.
  • CVP (Central Venous Pressure – Áp lực tĩnh mạch trung tâm): Là chỉ số đo áp lực trong tĩnh mạch chủ trên, phản ánh trực tiếp áp lực của hệ tuần hoàn trước khi máu về tim phải. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá thể tích tuần hoàn và chức năng tim phải.
  • ICP (Intracranial Pressure – Áp lực nội sọ): ICP đo áp lực trong não và hộp sọ. Đây là thông số quan trọng trong các trường hợp tổn thương não, chấn thương sọ não, hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật thần kinh.
  • FiO2 (Fraction of Inspired Oxygen – Nồng độ oxy thở vào): Là tỷ lệ phần trăm oxy trong hỗn hợp khí mà bệnh nhân thở vào. Nó giúp điều chỉnh lượng oxy cung cấp cho bệnh nhân, đặc biệt trong các trường hợp cần hỗ trợ hô hấp.

Các loại máy theo dõi bệnh nhân phổ biến

Dựa trên số lượng thông số mà thiết bị có thể giám sát, máy theo dõi bệnh nhân được phân loại như sau:

  • Máy từ 3 – 5 thông số: Loại máy này thường được sử dụng trong các phòng khám nhỏ hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe cơ bản. Loại máy này hiển thị các thông số cơ bản như ECG, SPO2, huyết áp và nhịp thở, đủ để giám sát các trường hợp bệnh nhân không có biến chứng nghiêm trọng.
  • Máy 6 – 12 thông số: Đây là loại patient monitor phổ biến trong các phòng ICU hoặc phòng mổ, nơi cần giám sát nhiều thông số để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Ngoài các thông số cơ bản, loại máy này còn có thể theo dõi các chỉ số chuyên sâu như: EtCO2, IBP, CVP, PaO2, PaCO2, MAP và Lactate.
  • Máy trên 12 thông số: Đây là loại máy theo dõi bệnh nhân cao cấp nhất, thường được sử dụng trong các ca phẫu thuật phức tạp. Máy có thể theo dõi đồng thời nhiều thông số từ cơ bản đến nâng cấp như: ECG, RESP, NIBP, SPO2, TEMP, EtCO2, IBP, CO, SvO2/ScvO2, Multigas Analysis, BISx,… để cung cấp các phân tích chi tiết về tình trạng bệnh nhân.

4. Lưu ý khi sử dụng monitor theo dõi bệnh nhân

Khi sử dụng máy theo dõi bệnh nhân, cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo thiết bị hoạt động an toàn và hiệu quả:

Hướng dẫn sử dụng máy theo dõi bệnh nhân

Vị trí đặt máy theo dõi bệnh nhân

Máy theo dõi bệnh nhân nên đặt ở vị trí cố định, thoáng khí và dễ quan sát nhưng không gây cản trở lối đi. Chú ý sắp xếp các dây dẫn và cáp gọn gàng để loại bỏ nguy cơ chập điện hoặc đứt dây trong quá trình sử dụng. Đồng thời kiểm tra kết nối giữa máy và các cảm biến đo (ECG, SPO2, NIBP,…) để đảm bảo sự chính xác của các thông số.

Sử dụng đúng loại cảm biến và điện cực

Tùy theo nhu cầu và tình trạng của bệnh nhân, lựa chọn cảm biến phù hợp cho các chỉ số cần theo dõi. Ví dụ, cảm biến SPO2 dùng cho ngón tay sẽ khác với cảm biến dùng cho trẻ em hoặc các bệnh nhân có bệnh lý đặc biệt.

Đừng quên thay thế điện cực cho máy theo dõi bệnh nhân thường xuyên. Các điện cực ECG cần được thay mới định kỳ, thường sau mỗi 24- 48 giờ, để đảm bảo tiếp xúc tốt với da bệnh nhân.

Đảm bảo vệ sinh thiết bị

Máy theo dõi bệnh nhân và các phụ kiện như cảm biến SPO2, điện cực ECG nên vệ sinh thường xuyên theo quy chuẩn của nhà sản xuất để tránh việc bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, để tránh lây nhiễm chéo, tất cả các cảm biến, điện cực hoặc ống dẫn cần được thay đổi hoặc khử trùng sau khi sử dụng cho mỗi bệnh nhân.

Kiểm tra & bảo trì máy định kỳ 

Máy theo dõi bệnh nhân cần được bảo trì định kỳ bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định. Các bộ phận như màn hình, cảm biến, dây dẫn và pin đều phải được kiểm tra và thay thế khi cần.

Đào tạo và hướng dẫn sử dụng

Các nhân viên y tế cần được đào tạo bài bản để hiểu rõ nguyên lý hoạt động của máy theo dõi bệnh nhân cũng như cách sử dụng máy monitor theo dõi bệnh nhân. Điều này giúp họ xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp hoặc phát hiện sớm các lỗi trong quá trình theo dõi bệnh nhân.

Trong trường hợp sử dụng máy tại nhà, cần hướng dẫn bệnh nhân hoặc người chăm sóc về cách đọc máy theo dõi bệnh nhân. Đảm bảo họ biết cách đọc chỉ số máy theo dõi bệnh nhân quan trọng và báo ngay cho bác sĩ hay nhân viên y tế khi có dấu hiệu bất thường.

5. Bảo Minh Medical – đơn vị cung cấp máy monitor chuẩn y tế

Bảo Minh Medical là một trong những địa chỉ đáng tin cậy cung cấp các loại máy theo dõi bệnh nhân đạt chuẩn y tế. Dưới đây là những lý do Bảo Minh Medical trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho các phòng khám, bệnh viện và các cơ sở y tế trong việc mua sắm monitor theo dõi bệnh nhân:

Sản phẩm chính hãng & đạt chuẩn quốc tế

Tại Bảo Minh Medical, quy trình kiểm định máy theo dõi bệnh nhân rất được chú trọng. Tất cả các dòng máy đều được nhập khẩu từ những thương hiệu uy tín, đạt chuẩn quốc tế về an toàn và hiệu suất hoạt động. Các giấy tờ chứng nhận nguồn gốc, chất lượng sản phẩm và các chứng nhận an toàn quốc tế như ISO, CE, FDA đều sẽ được cung cấp cho khách hàng yên tâm sử dụng.

Đa dạng các dòng patient monitor

Bảo Minh Medical cung cấp nhiều loại máy theo dõi bệnh nhân phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau. Tùy theo yêu cầu của từng cơ sở y tế, bạn có thể lựa chọn các loại máy theo dõi từ 3 đến hơn 12 thông số. Sự đa dạng này giúp Bảo Minh Medical có thể đáp ứng mọi nhu cầu từ các cơ sở y tế nhỏ đến các bệnh viện lớn trên cả nước.

Dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp

Bảo Minh Medical không chỉ cung cấp các sản phẩm máy theo dõi bệnh nhân chất lượng mà còn có dịch vụ hậu mãi xuất sắc. Khi gặp bất kỳ vấn đề nào với thiết bị, đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi sẽ hỗ trợ kiểm tra, sửa chữa và thay thế linh kiện một cách nhanh chóng để không làm gián đoạn quá trình chăm sóc bệnh nhân.

Nguồn cung cấp ổn định

Một lợi thế lớn của Bảo Minh Medical là khả năng cung cấp các thiết bị y tế ổn định, ngay cả trong các tình huống khẩn cấp. Với nhiều năm hoạt động trong ngành, chúng tôi đã hợp tác với hàng ngàn khách hàng từ các bệnh viện lớn đến các phòng khám tư nhân. Tự tin mang lại cho khách hàng sự yên tâm về chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà Bảo Minh Medical cung cấp.

Đầu tư vào máy theo dõi bệnh nhân chất lượng cao là sự lựa chọn đúng đắn để nâng cao hiệu quả theo dõi sức khỏe bệnh nhân và chất lượng dịch vụ y tế. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ tin cậy để mua máy theo dõi bệnh nhân chính hãng, hãy chọn Bảo Minh Medical – đối tác uy tín của hàng ngàn bệnh viện và phòng khám trên toàn quốc. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá máy monitor theo dõi bệnh nhân và trải nghiệm những sản phẩm tốt nhất cho cơ sở y tế của bạn ngay hôm nay!

wechat
wechat
Messenger