Hiển thị tất cả 6 kết quả

Trong bất kỳ phòng mổ nào, bàn mổ phẫu thuật đóng vai trò trung tâm, là nơi diễn ra các ca phẫu thuật quan trọng, cứu sống và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân. Sự ổn định, linh hoạt và các tính năng hỗ trợ của bàn mổ góp phần không nhỏ vào thành công của mỗi cuộc phẫu thuật.

1. Bàn phẫu thuật là gì?

Bàn mổ phẫu thuật là một thiết bị thiết yếu trong các phòng mổ hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bác sĩ thực hiện các ca phẫu thuật một cách an toàn và hiệu quả. Nó được thiết kế để giữ bệnh nhân ở các tư thế tối ưu, giúp bác sĩ dễ dàng tiếp cận các vị trí cần can thiệp. Với sự phát triển của công nghệ, bàn phẫu thuật ngày nay đã có nhiều tính năng ưu việt, từ việc điều chỉnh chiều cao đến các tư thế nghiêng và xoay, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phẫu thuật.

Bàn mổ phẫu thuật
Bàn mổ phẫu thuật bằng gỗ vào những năm thế kỉ 18

2. Cấu tạo và các tư thế của bàn phẫu thuật

Bàn phẫu thuật có khả năng chịu tải trọng lớn, thường từ 180 đến 300 kg tùy theo mẫu bàn. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật dài hoặc phức tạp.

2.1. Cấu tạo của bàn phẫu thuật

Cấu tạo của một bàn phẫu thuật bao gồm những bộ phận, phụ kiện tiêu chuẩn và có thể nâng cấp thêm một số phụ kiện tùy chọn.

Cấu hình tiêu chuẩn thường là:

  • Phần khung (Frame):  Thường được làm từ thép không gỉ, đảm bảo độ bền và khả năng vệ sinh dễ dàng, chống ăn mòn từ các dung dịch y tế. Khung của bàn có khả năng điều chỉnh chiều cao và góc nghiêng thông qua các bộ điều khiển cơ học hoặc điện tử
  • Mặt bàn (Table Top): Thường được bọc da tổng hợp hoặc vật liệu kháng khuẩn, dễ làm sạch và không gây dị ứng. Mặt bàn phẫu thuật được chia thành nhiều phần có thể điều chỉnh để tạo sự thoải mái và tiếp cận tốt hơn cho bác sĩ phẫu thuật, ví dụ như đầu, lưng và chân.
  • Hệ thống điều khiển (Control System): Điều khiển cơ học hoặc điện tử. Có thể điều chỉnh độ nghiêng, chiều cao, tư thế ngồi/nằm bằng cơ học hoặc thông qua hệ thống điện tử như sử dụng điều khiển cầm tay.
  • Chân đế (Base): Có bánh xe và khóa chống trượt để tiện di chuyển cũng như ổn định vị trí bàn mổ.
  • Bộ đỡ tay (Arm Supports): Giúp cố định tay bệnh nhân.
  • Bộ đỡ chân (Leg Supports): Giúp cố định chân.
  • Bộ đỡ ngực và eo (Chest and Waist Supports): Được sử dụng cho các ca phẫu thuật ở phần thân trên.
  • Khay chứa nước thải (Waste Tray): Để thu gom chất lỏng trong quá trình phẫu thuật.
  • Bộ đỡ vai (Shoulder Supports): Cố định vai bệnh nhân khi cần.
  • Khung màn che (Screen Frame): Được sử dụng để treo màn chắn giữa vùng phẫu thuật và khu vực không phẫu thuật.
  • Dây điện nguồn (Power Cable): Để cung cấp nguồn điện cho hệ thống điều khiển và các tính năng của bàn.
Cấu tạo của bàn mổ phẫu thuật
Cấu tạo của một bàn mổ phẫu thuật

Tùy chọn nâng cấp:

  • Tựa đầu (Headrest):  Có thể điều chỉnh để hỗ trợ đầu bệnh nhân.
  • Bộ đỡ đầu gối (Knee Crutch): Giúp cố định đầu gối, đặc biệt trong các phẫu thuật sản khoa.
  • Giá đỡ tay treo (Hanging Arm Board): Giữ cánh tay ở vị trí cố định trong quá trình phẫu thuật.
  • Bộ đỡ phụ hình cung đôi (Double Arch Auxiliary Board): Phù hợp cho phẫu thuật chỉnh hình hoặc các phẫu thuật yêu cầu vị trí đặc biệt của tay hoặc chân.

2.2. Các tư thế hay gặp của bàn phẫu thuật

Bàn phẫu thuật được thiết kế để điều chỉnh linh hoạt, hỗ trợ bệnh nhân ở nhiều tư thế khác nhau, phù hợp với từng loại phẫu thuật. Dưới đây là các tư thế phổ biến của bàn phẫu thuật:Các tư thế hay gặp của bàn phẫu thuật

    • Tư thế nằm ngửa (Supine Position): Bệnh nhân nằm ngửa, mặt hướng lên trần, Thường được sử dụng cho các ca phẫu thuật bụng, ngực, mặt và chi.
    • Tư thế nằm sấp (Prone Position): Bệnh nhân nằm sấp, mặt úp xuống bàn, tay để dọc hai bên. Sử dụng trong các phẫu thuật cột sống, mông, lưng và hậu môn.
    • Tư thế Trendelenburg: Cơ thể bệnh nhân nằm ngửa nhưng nghiêng về phía đầu (phần đầu thấp hơn phần chân).Thường dùng trong phẫu thuật bụng dưới hoặc vùng chậu, giúp cải thiện tầm nhìn của phẫu thuật viên.
    • Tư thế Reverse Trendelenburg (Trendelenburg ngược): Ngược lại với Trendelenburg, đầu bệnh nhân cao hơn chân. Phẫu thuật vùng bụng trên, ngực, đầu và cổ, giúp giảm áp lực lên vùng bụng.
    • Tư thế Fowler (Semi-sitting Position):  Bệnh nhân ngồi ở góc khoảng 45-60 độ, chân hơi gập nhẹ. Thường dùng trong phẫu thuật thần kinh, tai mũi họng, phẫu thuật vùng đầu và mặt.
    • Tư thế Lithotomy: Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân được nâng và gác lên giá đỡ. Sử dụng nhiều trong các phẫu thuật sản khoa, tiết niệu và trực tràng.
    • Tư thế Lateral (Nằm nghiêng): Bệnh nhân nằm nghiêng một bên, thường là bên phải hoặc bên trái, hai chân hơi gập, một tay đặt trên giá đỡ. Phẫu thuật phổi, thận, hông, và phẫu thuật cột sống bên.
    • Tư thế Jackknife (Kraske Position): Bệnh nhân nằm sấp, phần giữa cơ thể nâng cao, tạo thành hình chữ “V” ngược. Thường dùng trong phẫu thuật hậu môn, trực tràng và cột sống.
    • Tư thế Beach Chair (Ghế bãi biển): Bệnh nhân nằm ngửa, phần đầu và thân trên nâng cao, giống như tư thế ngồi trên ghế. Phẫu thuật vai, ngực, hoặc chỉnh hình.
    • Tư thế Flexion (Gập người): Bệnh nhân nằm ngửa hoặc sấp, với phần lưng và hông được gập lại. Phẫu thuật lưng, cột sống và phẫu thuật ở vùng thắt lưng.
    • Tư thế Kidney (Thận): Bệnh nhân nằm nghiêng, với phần hông được nâng cao hơn đầu và chân.Dùng trong các ca phẫu thuật thận và các cơ quan vùng lưng và hông.
    • Tư thế Sitting (Ngồi thẳng): Bệnh nhân ngồi thẳng với chân mở rộng.Thường dùng trong các ca phẫu thuật thần kinh hoặc phẫu thuật cột sống.
    • Chức năng trượt (Sliding function) để chụp X-quang: Giúp di chuyển mặt bàn mà không cần phải di chuyển bệnh nhân, tạo ra sự linh hoạt trong việc thay đổi vị trí của bệnh nhân để chụp X-quang. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ca phẫu thuật mà cần kết hợp giữa phẫu thuật và hình ảnh X-quang (ví dụ: phẫu thuật chỉnh hình, tim mạch).Chức năng trượt (Sliding function) để chụp X-quang

Bàn phẫu thuật cao cấp được trang bị cơ chế trượt dọc (longitudinal sliding) với khoảng trượt từ 200mm đến 500mm tùy mẫu bạn, thậm chí một  số loại bàn còn có khả năng trượt ngang trái-phải (lateral sliding) để tối ưu hoá việc định vị, giúp dịch chuyển toàn bộ phần mặt bàn một cách nhẹ nhàng.

Các tư thế này giúp tối ưu hóa khả năng tiếp cận và tầm nhìn của bác sĩ phẫu thuật, đồng thời đảm bảo an toàn và thoải mái cho bệnh nhân trong suốt quá trình mổ.

3. Phân loại bàn phẫu thuật dựa trên động cơ

3.1. Bàn mổ cơ:

Bàn mổ cơ là loại bàn mổ đơn giản nhất, thường được điều chỉnh bằng tay. Loại bàn này thích hợp cho các bệnh viện có ngân sách hạn chế hoặc cho những ca phẫu thuật không quá phức tạp.

Đặc điểm:

  • Điều chỉnh bằng tay hoàn toàn, dựa trên các cần gạt cơ học hoặc đòn bẩy.
  • Không sử dụng năng lượng điện, toàn bộ điều chỉnh như độ cao, độ nghiêng hay các vị trí đều được thực hiện thủ công.
  • Cấu trúc đơn giản, bền bỉ, ít hư hỏng và không phụ thuộc vào nguồn điện.

Ưu điểm:

  • Dễ bảo trì và sửa chữa.
  • Phù hợp với các môi trường phẫu thuật hạn chế về điện năng hoặc ở các khu vực xa xôi.
  • Giá thành rẻ hơn so với các loại bàn mổ có động cơ.

Nhược điểm:

  • Cần có sự can thiệp của nhân viên y tế để thay đổi tư thế bàn.
  • Không tiện lợi và linh hoạt trong quá trình phẫu thuật dài hoặc phức tạp.

    Bàn mổ cơ sử dụng hệ thống thủy lực
    Bàn mổ cơ sử dụng hệ thống thủy lực OT-300 – hãng Novavox, Hàn Quốc

3.2. Bàn mổ cơ kết hợp điện thủy lực (Bàn mổ điện-cơ)

Bàn mổ này thường có khả năng điều chỉnh bằng tay kết hợp với tự động hóa sử dụng cơ chế thủy lực, giúp nâng cao tính năng và dễ dàng thay đổi tư thế bệnh nhân

Đặc điểm:

  • Kết hợp giữa điều chỉnh thủ công và các chức năng vận hành bằng hệ thống điện thủy lực.
  • Một số tính năng của bàn như điều chỉnh độ nghiêng, độ cao, và các tư thế phẫu thuật khác có thể được hỗ trợ bằng điện thông qua hệ thống bơm thủy lực.

Ưu điểm:

  • Cung cấp sự linh hoạt hơn so với bàn mổ cơ, giúp giảm tải công việc cho nhân viên y tế.
  • Hệ thống thủy lực giúp điều chỉnh một cách mượt mà và chính xác.
  • Không cần sử dụng hoàn toàn điện, có thể chuyển sang điều chỉnh cơ học trong trường hợp mất điện.

Nhược điểm: Phức tạp hơn trong bảo trì so với bàn mổ cơ.

Bàn mổ cơ kết hợp điện thủy lực
Bàn mổ điện – cơ sử dụng hệ thống thủy lực OT-200 – hãng Novavox, Hàn Quốc

3.3. Bàn mổ điện thủy lực

Bàn mổ điện thủy lực là loại bàn phẫu thuật hiện đại nhất, hoàn toàn được điều khiển bằng điện. Với khả năng điều chỉnh tự động và linh hoạt, loại bàn này giúp bác sĩ dễ dàng thay đổi tư thế bệnh nhân chỉ với một vài thao tác đơn giản. Bàn mổ điện thủy lực thường được sử dụng cho các ca phẫu thuật phức tạp, nơi yêu cầu tính chính xác và an toàn cao nhất.

Đặc điểm:

  • Toàn bộ các điều chỉnh và vận hành của bàn được thực hiện thông qua hệ thống điện và thủy lực.
  • Tích hợp các nút điều khiển từ xa hoặc bảng điều khiển cầm tay để điều chỉnh bàn mà không cần can thiệp thủ công.
  • Hệ thống điều khiển phức tạp, cho phép điều chỉnh nhanh chóng, chính xác và không cần sự hỗ trợ của nhân viên trong các thao tác.

Ưu điểm:

  • Hiện đại, tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho nhân viên y tế trong việc điều chỉnh các tư thế cho bệnh nhân.
  • Đa chức năng với khả năng hỗ trợ tốt hơn cho các ca phẫu thuật phức tạp.
  • Điều khiển linh hoạt và thường tích hợp với các hệ thống chụp X-quang, C-arm.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao và đòi hỏi môi trường phẫu thuật ổn định về điện năng.
  • Khó bảo trì và sửa chữa hơn, do hệ thống điện-thủy lực phức tạp.
  • Phụ thuộc hoàn toàn vào điện, nếu hệ thống điện bị trục trặc, bàn sẽ không hoạt động, nên tối ưu có bộ lưu điện UPS.

    Bàn mổ điện thủy lực
    Bàn mổ điện OT-500S với chức năng trượt dành cho chụp ảnh X-quang – hãng Novavox, Hàn Quốc

4. Các mẫu bàn mổ dựa trên tính năng

4.1. Bàn mổ đa năng (universal operating table)

Bàn mổ đa năng là loại bàn phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay, được thiết kế để phục vụ cho nhiều loại phẫu thuật khác nhau. Với khả năng điều chỉnh linh hoạt, bàn mổ đa năng có thể dễ dàng thích nghi với các tư thế bệnh nhân và hỗ trợ tốt cho bác sĩ trong mọi tình huống. Sự đa năng của loại bàn này khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho các bệnh viện lớn.

Bàn mổ đa năng
Bàn mổ đa năng điều chỉnh bằng điện OT-100 – hãng Novavox, Hàn Quốc

4.2. Bàn mổ kéo nắn chỉnh hình

Bàn kéo nắn chỉnh hình
Bàn kéo nắn chỉnh hình OT-800 – hãng Novavox, Hàn Quốc

Bàn mổ kéo nắn chỉnh hình được thiết kế đặc biệt cho các ca phẫu thuật chỉnh hình, giúp bác sĩ thực hiện các thao tác chỉnh xương một cách chính xác. Loại bàn này thường đi kèm với các phụ kiện như thanh kéo xương, hỗ trợ việc cố định và điều chỉnh tư thế bệnh nhân. Điều này giúp tăng cường hiệu quả của các ca phẫu thuật chỉnh hình.

4.3. Bàn mổ sản khoa

Bàn mổ sản khoa là loại bàn phẫu thuật chuyên dụng cho các ca sinh nở và các phẫu thuật liên quan đến sản khoa. Với thiết kế đặc biệt, bàn mổ sản khoa cho phép bác sĩ dễ dàng điều chỉnh và hỗ trợ cho quá trình sinh nở một cách an toàn và hiệu quả. Các tính năng điều chỉnh linh hoạt giúp tạo ra tư thế thoải mái nhất cho bệnh nhân.

Bàn mổ sản khoa
Bàn đẻ và khám sản khoa (chạy điện) ET-200 – hãng NOVAVOX, Hàn Quốc

5. Những lưu ý khi lựa chọn bàn mổ

5.1. Xác định nhu cầu sử dụng

Khi lựa chọn bàn phẫu thuật, điều đầu tiên cần xác định là nhu cầu sử dụng cụ thể. Bạn nên xem xét loại phẫu thuật thường thực hiện tại cơ sở y tế của mình để chọn loại bàn phù hợp nhất, từ bàn mổ đa năng cho đến các loại bàn chuyên dụng.

5.2. Đánh giá tính năng và chất liệu

Đảm bảo rằng bàn mổ có tính năng điều chỉnh linh hoạt và được làm từ chất liệu bền bỉ, dễ dàng vệ sinh. Các bàn mổ hiện đại thường được chế tạo từ thép không gỉ hoặc hợp kim cao cấp, giúp tăng độ bền và an toàn trong suốt quá trình sử dụng.

5.3. Tính năng an toàn

An toàn luôn là yếu tố hàng đầu khi lựa chọn bàn mổ. Các bàn mổ cần đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn quốc tế, tránh gây ra rủi ro cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật. Chính sách bảo hành và dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng cũng là điều quan trọng cần xem xét.

5.4. Chi phí

Bạn cần xem xét ngân sách của mình khi lựa chọn bàn phẫu thuật. Trên thị trường có nhiều mẫu mã với mức giá và xuất xứ khác nhau, từ bàn mổ cơ đơn giản đến các bàn mổ điện thủy lực hiện đại. Đánh giá chi phí với tính năng và độ bền của sản phẩm để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

5.5. Độ tin cậy và uy tín của nhà phân phối trên thị trường

Bạn hãy tìm đến nhà phân phối có dày dặn kinh nghiệm của nhiều bệnh viện và cơ sở y tế lớn khắp cả nước, như Bảo Minh Medical chúng tôi. Chúng tôi không chỉ cam kết về chất lượng mà còn cung cấp sản phẩm với mức giá hợp lý. Dù bạn chọn dòng sản phẩm nào, chúng tôi luôn mang đến sự cân bằng hoàn hảo giữa chi phí và chất lượng, giúp bạn đầu tư hiệu quả mà vẫn đảm bảo hiệu suất cao.

wechat
wechat
Messenger