Cổ họng có đờm mùi hôi nguy hiểm không?
Hiện tượng đờm trong cổ họng, hay còn ho ra đờm có mùi hôi tuy là phổi biên nhưng lại là biểu hiện ban đầu của rất nhiều loại bệnh nguy hiểm liên quan đến tai - mũi - họng mà bạn cần hết sức lưu ý. Đôi khi, có một số trường hợp chủ quan, chữa trị không đúng cách đã để lại những di chứng nặng nề
Cổ họng có đờm mùi hôi biểu hiện bệnh gì
Hiện tượng này thường là dấu hiệu đầu của các bệnh lý sau:
Viêm Amidan hốc mủ
Viêm Amidan hốc mủ là một dạng biến chứng của Amidan đi kèm với các triệu chứng như:
- Đau họng, đau trong vòm họng
- Có đờm hoặc khi ho ra đờm màu trắng có mùi hôi
- Có thể xuất hiện thêm hiện tượng sốt nhẹ
Cổ họng có đờm hôi là hiện tượng ban đầu của viêm Amidan hốc mủ. Còn viêm Amidan hốc mủ lại là dấu hiệu đầu của nhiều bệnh nguy hiểm hơn như viêm cầu thận, viêm khớp, suy tim. Vì vậy khi thấy triệu chứng này, các bạn tuyệt đối không nên chủ quan.
Viêm xoang mủ
Khi mắc bệnh viêm xoang mủ, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất buồn nôn vì mùi hôi khó chịu do mủ từ hốc mũi chảy xuống. Nếu để lâu rất dễ phát sinh các bệnh vô cùng nguy hiểm như mù mắt, điếc tai, viêm màng não, viêm phế quản
Ung thư vòm họng
Bệnh ung thư vòm họng rất nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời. Biểu hiện của bệnh:
- Chảy máu cam thường xuyên
- Khó thở
- Nặng tai nghe không rõ
- Có mủ chảy xuống cuống họng kèm mùi hôi
- Ho ra máu
Nếu chủ quan với những triệu chứng nhỏ này, khối u sẽ phát triển to lên, dẫn đến khó giao tiếp, khó ăn uống, dần dần phá hủy thanh quản và phế quản
Áp xe phổi
Áp xe phổi là hiện tượng ổ áp xe phổi bị vỡ, thông vào bên trong phế quản gây đờm, xuất hiện mùi hôi tanh gây các biến chứng nặng nề như nhiễm trùng đường huyết, áp xe não, suy hô hấp
Cách điều trị cổ họng có đờm mùi hôi
Điều trị đơn giản tại nhà
- Ngâm chanh muối
Chỉ với một lát chanh nhỏ và một vài hạt muối, ngậm vào miệng khoảng 1 phút rồi từ từ nuốt xuống cổ họng. Cách này giúp bạn có thể loại bỏ được đờm mùi hôi trong cổ họng. Nếu duy trì làm việc này đều đặn mỗi tối trước khi ngủ, bạn sẽ nhanh chóng loại bỏ được đờm trong cổ họng mà không cần đến thuốc
Hỗn hợp mật ong, gừng, quất
Chuẩn bị một chén hỗn hợp bao gồm mật ong, gừng thái lát, quất để nguyên quả, hấp cách thủy khoảng 10-15 phút. Có thể ngậm trong cổ họng hoặc uống vào buổi sáng và tối. Nên dùng hỗn hợp khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất và dùng liên tục đều đặn từ 3 đến 5 ngày sẽ làm tan đờm trong cổ họng, giảm thiểu hôi miệng
Uống nước ấm
Khi phát hiện có đờm mùi hôi trong cổ họng, bạn nên bổ sung thêm nhiều nước giúp tan đờm, tiêu đờm, nhất là nước ấm. Hãy uống vào mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy. Các vi khuẩn trong họng qua một đêm sẽ bị cuống trôi, giúp đờm dễ tan và tiêu đi nhanh chóng, mùi hôi không còn, giọng nói sẽ trong trẻo hơn
Súc miệng nước muối
Nước muối ấm có tác dụng làm giảm viêm, làm sạch họng, loại bỏ các vi khuẩn gây đờm nhiều trong cổ họng. Nên súc họng bằng nước muối sinh lý ấm từ 3 đến 4 lần hàng ngày để đảm bảo đúng tỷ lệ muối cần thiết
Điều trị bằng thuốc Tây
Một số loại thuốc sau sẽ có hiệu quả tốt cho việc nhanh chóng làm tan đờm, tiêu đờm như:
- Terpin Hydrat: có tác dụng hydrat hóa (thủy hợp) các dịch nhầy trong phế quản, làm long đờm. Chỉ nên dùng thuốc trong khoảng 3 đến 5 ngày để tránh có tác dụng phụ
- Acetylcestenin: có tác dụng chữa ho có đờm bằng cách giảm độ quánh của đờm thuận lợi đưa đờm ra ngoài bằng cách ho.
Phòng ngừa tình trạng cổ họng có đờm mùi hôi:
- Thường xuyên tập thể dục thể thao tăng cường sức đề kháng
- Tránh tiếp xúc nhiều với khói bụi, môi trường ô nhiễm
- Không dùng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia...
- Có chế độ ăn uống khoa học.
Lưu ý: Nếu đã thử các cách chữa trị đơn giản tại nhà vẫn không thấy triệu chứng giảm đi cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, điều trị kịp thời.
Trên đây là tất cả những thông tin về triệu chứng cổ họng có đờm có mùi hôi như mức độ nguy hiểm, cách điều trị... Mong rằng chia sẻ hữu ích này sẽ giúp bạn đọc tham khảo và chăm sóc sức khỏe của mình và người thân tốt hơn