Bơm tiêm điện để làm gì? Công dụng và chức năng

Ngày nay, sự phát triển của y học hiện đại đã mang đến nhiều tiến bộ vượt bậc trong qua trình hỗ trợ chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Một trong những thiết bị đáng chú ý là bơm tiêm điện – thiết bị quan trọng trong việc quản lý và điều chỉnh liều lượng thuốc. Vậy bơm tiêm điện để làm gì? Lịch sử hình thành ra sao và ưu, nhược điểm khi sử dụng như thế nào? Cùng Bảo Minh Medical tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Bơm tiêm điện

1. Lịch sử ra đời của bơm tiêm điện

Bơm tiêm điện sơ khai lần đầu tiên được phát minh bởi nhà khoa học Christopher Wren vào năm 1658. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt kỹ thuật, việc truyền máu bằng bơm tiêm đã gặp nhiều sai sót nên Chính phủ đã ra lệnh cấm sản xuất và sử dụng thiết bị này. Điều này đã làm chậm tiến trình phát triển của bơm tiêm trong suốt một thời gian dài.

Đến thế kỷ 19, các nguyên mẫu bơm tiêm mới dần xuất hiện. Vào năm 1950, bơm tiêm truyền được áp dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực hóa trị liệu. Nhờ tiến bộ công nghệ, các thiết bị bơm tiêm điện từ thập niên 1970 đã được cải tiến và thu nhỏ, giúp tăng cường ứng dụng trong nghiên cứu. 

Đặc biệt, việc tích hợp công nghệ cấp cứu và hệ thống thông tin đã giúp các chuyên gia dễ dàng theo dõi và khắc phục sự cố khi thiết bị gặp vấn đề. Đến những năm 2000, sự phát triển của các bơm tiêm điện thông minh mang lại tính linh hoạt cao và đảm bảo an toàn hơn cho bệnh nhân với các ưu điểm như: độ chính xác, lưu trữ chương trình cài đặt, truy cập liều lượng và khả năng lập trình từ xa.

2. Bơm tiêm điện để làm gì? Công dụng và chức năng quan trọng

Rất nhiều người thắc mắc bơm tiêm điện để làm gì, thì bơm tiêm điện là thiết bị y tế được sử dụng để đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân một cách liên tục và chính xác. Đặc điểm nổi bật của bơm tiêm điện là khả năng kiểm soát liều lượng và tốc độ truyền thuốc. Một thiết bị y tế vô cùng hữu ích khi điều trị các bệnh nhân cần liều lượng thuốc cố định hoặc trong các trường hợp phẫu thuật và chăm sóc tích cực. Chức năng chính của bơm tiêm điện bao gồm:

bơm tiêm điện để làm gì

  • Điều chỉnh chính xác liều lượng và tốc độ truyền: Nhờ vào bộ điều khiển thông minh, bơm tiêm điện cho phép y tá và bác sĩ đưa lượng thuốc vào cơ thể bệnh nhân với độ chính xác cao, đặc biệt với liều lượng cực nhỏ, ở quy mô micro và nano.. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả điều trị, đồng thời hạn chế tối đa các tác dụng phụ do liều lượng không chính xác.
  • Đa dạng ứng dụng trong điều trị: Bơm tiêm điện được sử dụng phổ biến trong nhiều trường hợp như điều trị hóa trị ung thư, truyền dịch cho bệnh nhân mắc bệnh mãn tính hoặc cấp cứu.

3. Ưu và nhược điểm của bơm tiêm điện

Sau khi đã tìm hiểu bơm tiêm điện để làm gì, cùng “điểm danh” một số ưu và nhược điểm của bơm tiêm điện khi sử dụng:

Ưu điểm của bơm tiêm điện

  • Hỗ trợ cài đặt thể tích thuốc cần tiêm, thời gian tiêm, lưu lượng tiêm: Bơm tiêm điện cho phép y bác sĩ cài đặt chính xác thể tích, thời gian và lưu lượng thuốc cần truyền cho bệnh nhân. Đảm bảo bệnh nhân nhận được đúng liều lượng thuốc, giảm nguy cơ sai sót, đặc biệt khi phải duy trì một lượng thuốc nhất định trong thời gian dài hoặc khi điều trị bằng các loại thuốc phức tạp.
  • Cho phép điều chỉnh tốc độ bơm theo yêu cầu: Một trong những tính năng linh hoạt của bơm tiêm điện là khả năng điều chỉnh tốc độ truyền thuốc, phù hợp với tình trạng sức khỏe và yêu cầu điều trị của bệnh nhân. Người dùng có thể tùy chọn chế độ bơm nhanh hoặc chậm, giúp tối ưu hóa tốc độ truyền thuốc tùy vào từng giai đoạn điều trị hoặc mức độ dung nạp của bệnh nhân. 
  • Máy tương thích với nhiều loại bơm hiện nay: Bơm tiêm điện có khả năng tương thích với nhiều loại bơm tiêm khác nhau. Do đó, bơm tiêm điện có thể đáp ứng linh hoạt nhu cầu điều trị đa dạng, tạo sự tiện lợi cho y bác sĩ trong việc thay đổi thiết bị, đồng thời giảm thiểu chi phí và nâng cao tính hiệu quả điều trị.
  • Tính năng phát cảnh báo: Bơm tiêm điện được trang bị hệ thống cảnh báo thông minh, giúp phát hiện và thông báo ngay khi thiết bị gặp phải sự cố như pin sắp hết, hết thuốc, hoặc tắc nghẽn đường truyền. Các cảnh báo này giúp nhân viên y tế có thể can thiệp kịp thời, giảm thiểu tối đa rủi ro cho bệnh nhân.
  • Tiết kiệm thời gian và giảm khối lượng công việc cho nhân viên y tế: Với thiết bị bơm tiêm điện, nhân viên y tế không cần phải liên tục điều chỉnh liều lượng, giúp họ tiết kiệm thời gian và tập trung vào các công việc chăm sóc khác.

ưu điểm nổi bận của bơm tiêm điện

Nhược điểm của bơm tiêm điện

  • Yêu cầu bảo dưỡng định kỳ: Để đảm bảo tính chính xác và an toàn, bơm tiêm điện cần được kiểm tra và bảo trì định kỳ, đòi hỏi sự am hiểu kỹ thuật và sự hỗ trợ từ nhà cung cấp thiết bị.
  • Đòi hỏi kỹ năng vận hành: Không phải tất cả nhân viên y tế đều có khả năng sử dụng bơm tiêm điện ngay lập tức. Để đảm bảo vận hành chính xác, họ cần được đào tạo và thực hành sử dụng thiết bị thành thạo.

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho thắc mắc bơm tiêm điện để làm gì? Hy vọng bài viết giúp bạn nắm được rõ hơn về lịch sử hình thành, công dụng và ưu, nhược điểm của bơm tiêm điện. Từ đó có thể áp dụng và sử dụng thiết bị một cách an toàn và hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hay cần tìm mua bơm tiêm điện chính hãng giá tốt, liên hệ ngay với Bảo Minh Medical để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể nhé!

Tìm hiểu thêm bài viết: Cách sử dụng bơm tiêm điện an toàn, hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

wechat
wechat
Messenger