NỒI HẤP TIỆT TRÙNG LÀ GÌ?
Nồi hấp tiệt trùng (trong tiếng Anh là autoclave/ steam sterilizer), thường được sử dụng trong các lĩnh vực y tế hoặc công nghiệp.
Các thiết bị hấp tiệt trùng sử dụng hơi nước kết hợp với áp suất cao để tiêu diệt vi khuẩn, vi rút, nấm và bào tử có hại có trên các vật phẩm đặt trong buồng chứa.
Các vật dụng này được làm nóng đến một nhiệt độ thích hợp trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đó, độ ẩm trong hơi nước sẽ truyền nhiệt đến các vật phẩm để phá hủy cấu trúc protein của vi khuẩn và bào tử.
Trong ngành y tế, thuật ngữ “nồi hấp tiệt trùng” (autoclave) thường được sử dụng làm danh pháp để mô tả máy tiệt trùng bằng hơi nước (steam sterilizer).ANSI/AAMI4,, bộ quy tắc cung cấp các tiêu chuẩn và hướng dẫn xử lý thiết bị y tế, đề cập đến autoclave dành y tế, cụ thể là nồi hấp tiệt trùng.
AI LÀ NGƯỜI PHÁT MINH RA NỒI HẤP TIỆT TRÙNG?
Nguyên mẫu của nồi hấp tiệt trùng là nồi áp suất, được nhà vật lý gốc Pháp Denis Papin phát minh vào năm 1679. Mãi đến năm 1879, nhà vi sinh vật học người Pháp Charles Chamberland mới phát minh ra nồi hấp tiệt trùng cơ bản để chuyên dùng cho lĩnh vực y tế.
Khoa học khử trùng và tiệt trùng bắt đầu vào năm 1881 với nghiên cứu của Robert Koch về đặc tính khử trùng của hơi nước và không khí nóng. Ông đã chứng minh được sức mạnh thâm nhập ưu việt hơn của nhiệt ẩm (hơi nước) so với nhiệt khô. Cuối cùng, vào năm 1933, ngành y tế đã chứng kiến sự ra mắt của nồi hấp tiệt trùng hiện đại, với thiết bị tiệt trùng bằng hơi nước kết hợp áp suất đầu tiên: kiểm soát hiệu suất bằng cách đo nhiệt độ ống thoát nước trong buồng chứa. Trước đó, áp suất là chỉ số kiểm soát duy nhất và không có phương tiện nào để xác minh nhiệt độ hoặc loại bỏ không khí.
Theo thời gian, công nghệ nồi hấp mới đã phát triển mãnh liệt: lần lượt vào năm 1958 và năm 1987: chu trình tiền chân không và xung áp suất xả bằng hơi nước cho phép khoa học phát triển máy hấp tiệt trùng phổ biến trong bệnh viện ngày nay.